- • Lời chào mừng của Hiệu trưởng
-
-
-
- • Sơ đồ tổ chức
- • Hội đồng trường
- • Ban giám hiệu
- • Hội đồng Khoa học và Đào tạo
-
-
- • Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp
- • Khoa Cầu Đường
- • Khoa Kiến trúc & Quy hoạch
- • Khoa Kinh tế & Quản lý Xây dựng
- • Khoa Vật liệu xây dựng
- • Khoa Công trình thủy
- • Khoa Cơ khí
- • Khoa Công nghệ thông tin
- • Khoa Kỹ thuật môi trường
- • Khoa XD CT Biển & Dầu khí
- • Khoa Đào tạo quốc tế
- • Ban Quản lý và Đào tạo Kỹ sư chất lượng cao
- • Khoa Lý luận chính trị
- • Bộ môn Ngoại ngữ
- • Khoa Giáo dục thể chất - Quốc phòng
-
- • Phòng Quản lý Đào tạo
- • Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên
- • Phòng Truyền thông & Tuyển sinh
- • Phòng Khoa học - Công nghệ
- • Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục
- • Thư viện trường Đại học Xây dựng Hà Nội
- • Phòng Thanh tra – Pháp chế
- • Phòng Tổ chức Cán bộ
- • Phòng Hành chính Tổng hợp
- • Phòng Tài vụ
- • Phòng Hợp tác Quốc tế
- • Phòng Quản trị - Thiết bị
- • Phòng Quản lý đầu tư
- • Phòng Bảo vệ
- • Phòng Y tế
- • Trung tâm Công nghệ Thông tin & Cơ sở dữ liệu
- • Ban Quản lý Ký túc xá
- • Tạp chí Khoa học Công nghệ Xây dựng
-
-
-
- • Trung tâm hợp tác đào tạo và Tư vấn quốc tế
- • Viện Cảng - Kỹ thuật hàng hải
- • Viện Địa kỹ thuật và Công trình
- • Viện Khoa học và Công nghệ Công trình thủy
- • Viện Khoa học và Công nghệ Cơ điện Xây dựng
- • Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường
- • Viện Kỹ thuật Công trình xây dựng
- • Viện Công nghệ Cao Việt - Nhật
- • Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị
- • Viện Quy hoạch và Kỹ thuật giao thông vận tải
- • Viện Quản lý Đầu tư Xây dựng
- • Viện Tin học Xây dựng
- • Viện Xây dựng Công trình biển
-
-
-
-
Giới thiệu
Tiền thân của Viện Khoa học Kỹ thuật môi trường (KHKTMT) là Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp (CEETIA), được thành lập từ năm 1989, do GS. TSKH. NGND. Phạm Ngọc Đăng, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Xây dựng làm Giám đốc. Năm 2007, Viện KHKTMT được thành lập theo Quyết định số 8168/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Năm 2014, Viện KHKTMT chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự hạch toán theo Nghị định 115/NĐ-CP (Quyết định số 1542/QĐ-BGDĐT, 5/5/2014, của Bộ GD&ĐT).
Mã số doanh nghiệp: 0100522320
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN số A-724, do Bộ KH&CN cấp ngày 20.10.2015.
Lịch sử phát triển
- Các ngành Cấp thoát nước, Thông gió – Cấp nhiệt bắt đầu hình thành và đào tạo sinh viên từ những năm 1956 – 1959
- Năm 1972: Thành lập Khoa Vật liệu Xây dựng và Kỹ thuật Vệ sinh thuộc trường Đại học Xây dựng
- Năm 1989: Tách từ Khoa VLXD & KTVS thành Khoa Kỹ thuật Môi trường
- Năm 1989: Thành lập Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp (CEETIA)
- Năm 2007: Hợp nhất Khoa KTMT và Trung tâm KTMT ĐT&KCN thành Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường (IESE)
- Năm 2014: Tách Khoa KTMT. Viện KHKTMT chuyển đổi sang hoạt động theo cơ chế tự hạch toán theo Nghị định 115/NĐ-CP (Quyết định số 1542/QĐ-BGDĐT, 5/5/2014, của Bộ GD&ĐT).
Cơ cấu tổ chức
Viện có 62 cán bộ (trong đó có 2 GS.TSKH, 2 GS.TS, 10 PGS.TS, 5 TS, 15 ThS, 20 ĐH và CĐ) và 35 cộng tác viên. Nguồn nhân lực chủ chốt của Viện KHKTMT là các GS, PGS, GV, NCV của Khoa Kỹ thuật Môi trường và các Khoa khác trong trường Đại học Xây dựng, các Cộng tác viên.
- Viện trưởng: PGS.TS Nguyễn Việt Anh. Tel: (04) 38691604; (+84) 913209689. Email: [email protected].
- Phó Viện trưởng: PGS.TS Lều Thọ Bách. Tel: (+84) 983190469. Email: [email protected].
- Các bộ phận chức năng:
- Trạm Quan trắc môi trường
- Phòng Thí nghiệm môi trường
- Phòng KHCN và hợp tác quốc tế
- Phòng Nghiên cứu & Triển khai
- Phòng Dự án & Phát triển thị trường
- Phòng Hành chính – Kế toán
Chức năng, nhiệm vụ
Giáo dục và đào tạo
- Giảng dạy, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia các bậc đại học, cao học và tiến sĩ thuộc lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng và bảo vệ môi trường; Giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức cơ sở và đại cương về kỹ thuật hạ tầng và bảo vệ môi trường cho các đơn vị khác của trường Đại học Xây dựng;
- Các chương trình, nội dung đào tạo của Viện thường xuyên được cập nhật, đổi mới, để phù hợp với yêu cầu xã hội và tiến bộ Khoa học Công nghệ, nhờ sự kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất.
- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo chuyên sâu, đào tạo lại, tập huấn kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật và quản lý, khai thác các hệ thống, công trình kỹ thuật hạ tầng và bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
- Viện KHKTMT thực hiện các đề tài Nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ Khoa học công nghệ về lĩnh vực môi trường ở các cấp, từ Nhà nước đến cơ sở. Các hướng NCKH và chuyển giao tiến bộ KHCN trọng tâm: giải quyết cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho đô thị và nông thôn; kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường không khí, nước, chất thải rắn, tiếng ồn, cải thiện điều kiện môi trường nhà ở và công trình; sử dụng năng lượng mới không ô nhiễm và khai thác; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
- Tư vấn, phản biện cho việc xây dựng chính sách, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế, thi công, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Tư vấn và dịch vụ khoa học công nghệ
Tư vấn thiết kế, khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi và quản lý dự án, đánh giá hồ sơ thầu, báo cáo môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, lập hồ sơ khai thác tài nguyên, cấp phép xả thải, chế tạo và lắp đặt các thiết bị, vật tư và công trình xử lý; kiểm soát ô nhiễm, phân tích chất lượng môi trường đào tạo hướng dẫn công nghệ, vận hành hệ thống, công trình và thiết bị cấp nước, trang bị kỹ thuật bên trong công trình DD&CN, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, …
Hoạt động quan trắc môi trường
- Viện KHKTMT có Trạm Quan trắc Môi trường, đảm nhận thường xuyên nhiệm vụ Quan trắc môi trường đất liền khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và một số tỉnh từ Thừa thiên - Huế trở ra, nằm trong Hệ thống Quan trắc Môi trường Quốc gia (Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT). Viện cũng thường xuyên cung cấp các dịch vụ quan trắc, phân tích môi trường nước, đất, không khí, tiếng ồn, rung, chất thải rắn, … bồi dưỡng nghiệp vụ về quan trắc môi trường cho các đối tác.
Hợp tác quốc tế
- Viện KHKTMT phát triển nhiều mối quan hệ đa phương hoặc song phương với các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nước ngoài về đào tạo, NCKH, chuyển giao công nghệ, quản lý khai thác, … trong lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng và Bảo vệ môi trường. Cho đến nay, Viện KHKTMT đã trở thành một địa chỉ hợp tác có uy tín cao ở Việt Nam, được nhiều đối tác trong khu vực và Thế giới biết tới.
Kinh nghiệm chuyên môn
Tính chất công việc |
Số năm kinh nghiệm |
Đào tạo (sau đại học, đại học), tập huấn |
49 năm |
Nghiên cứu, triển khai về kỹ thuật môi trường |
26 năm |
Điều tra, khảo sát , đánh giá ô nhiễm môi trường, quan trắc môi trường |
26 năm |
Ứng dụng công nghệ mới trong thiết kế, lắp đặt và cải tạo các hệ thống kiểm soát ô nhiễm MT |
26 năm |
Thực hiện các dịch vụ KH&CN về môi trường |
26 năm |
Một số dự án, đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước do IESE chủ trì thực hiện
1 |
Dự án Sản xuất thử nghiệm: Sản xuất thử nghiệm thiết bị xử lý nước thải tại chỗ hợp khối theo kiểu môđun, tiêu thụ ít năng lượng, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Việt Anh (2012 - 2014) |
2 |
Nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế về Khoa học và Công nghệ theo Nghị định thư với CHLB Đức: Nghiên cứu các giải pháp thu gom và Xử lý tổng hợp chất thải theo mô hình bán tập trung cho các đô thị Việt Nam. Nghiên cứu điển hình ở Tp Hà Nội (SEMI-SAN). Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Việt Anh (2009 - 2011) |
3 |
Nghiên cứu ứng dụng màng lọc nano trong công nghệ xử lý nước biển áp lực thấp thành nước sinh hoạt cho các vùng ven biển và hải đảo Việt Nam” (ĐTĐL.2010T/31). Chủ trì: PGS.TS Trần Đức Hạ |
4 |
Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giảm thiểu phát thải CO2 trong lĩnh vực gạch, ngói, gốm sứ (BĐKH-35/2011-2015). Chủ trì: PGS.TS Nguyễn Duy Động |
5 |
Nghiên cứu phát triển Công nghệ thân thiện môi trường trong xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp áp dụng với quy mô nhỏ phù hợp với điều kiện Việt Nam (KC.08.27/11-15). Chủ trì: PGS.TS Lều Thọ Bách |
6 |
Nghiên cứu xây dựng mô hình mô phỏng quan hệ động học giữa nước mặt và nước dưới đất phục vụ sử dụng hợp lý tài nguyên nước cho thành phố Hà Nội (2012-1015). Chủ trì: TS. Trần Thị Việt Nga |
Một số hình ảnh
Giáo dục và đào tạo
Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế
Chú thích: 1. Ký văn bản hợp tác toàn diện giữa trường Đại học Xây dựng và Công ty Cấp nước Hải Phòng; 2. Ký văn bản hợp tác giữa trường Đại học Xây dựng và Trường ĐHTH Kitakyushu, Nhật Bản; 3. Khóa học mùa hè giữa IESE và các đối tác Đức; 4. Mô hình NC công nghệ Bơm nhiệt; 5. Hệ pilot xử lý nước thải Lò giết mổ với công nghệ màng lọc kỵ khí AnMBR; 6. Nghiên cứu giảm thiểu phát thải CO2; 7. Nghiên cứu cố định sinh khối dạng hạt; 8. Nghiên cứu công nghệ điều hòa không khí; 9. Nghiên cứu thông gió công trình; 10. Nghiên cứu xử lý kết hợp Fe-Mn-NH4 trong nước ngầm.
Dịch vụ khoa học công nghệ về môi trường
Chú thích: 1. Lắp đặt Trạm xử lý nước thải chế tạo sẵn; 2. Lò đốt chất thải rắn công suất nhỏ; 3. Hệ thống cấp nhiệt trong công trình; 4. Lò đốt chất thải nguy hại và xử lý khí thải; 5. Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí.
Quan trắc và phân tích môi trường
Liên hệ
VIỆN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (IESE) Địa chỉ: P906-908 Nhà Thí nghiệm, Trường Đại học Xây dựng, Số 55 đường Giải phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (04) 38691604, 38693405; Fax: (04) 38693714; Website: |